Giới thiệu sơ lược Kiến_An_thất_tử

Thời Kiến An[1], có bảy văn nhân nổi danh, được xưng tụng là Kiến An thất tử, đó là:

  • Vương Xán (177-217), tự Trọng Tuyên, người Cao Bình, Sơn Dương, nay ở Tây nam huyện Trâu, tỉnh Sơn Đông. Hình dáng tuy thấp, nhưng ông nổi tiếng là người uyên bác, vừa hay văn, vừa giỏi toán và có một trí nhớ thật tốt. Mỗi lần ông đặt bút là thành văn, không sửa một chữ. Trong Kiến An thất tử, ông là người nổi tiếng nhất, làm thơ nhiều nhất, và thơ ông cũng tiêu biểu nhất. Tác phẩm của ông để lại có thi, phú, luận gồm 60 thiên; trong số đó có bài phú Đăng lâu nổi tiếng.[2]
  • Khổng Dung (153 - 208) nhiều tuổi hơn cả, là người giao thiệp rộng, hay châm chọc Tào Tháo, nên bị Tào Tháo vừa ghét vừa ghen tài nên tìm cách giết ông chết. Sau khi Tào Phi tức vị, cho gom góp những di văn của ông được 25 thiên.
  • Trần Lâm (?-217): lúc đầu phục vụ cho Viên Thiệu, ông đã làm bài hịch mắng Tào Tháo. Bài hịch này rất nổi tiếng trong văn học cổ đại Trung Quốc. Về sau, khi về với Tào Tháo, vì yêu tài ông, Tào Tháo đã bỏ qua chuyện cũ.
  • Lưu Trinh (170 - 217) làm thơ tỏ lòng tiết tháo, không thoả hiệp với thế lực đen tối, biểu hiện cái gọi là phong cốt Kiến An.

Ngoài ra còn có ba người nữa, đó là Nguyễn Vũ (?-212), Từ Cán (170-217) và Ứng Sướng (?-?)[3]